Ngày mới ở cảng cá Ðề Gi

Cảng cá Ðề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định) là điểm cập bến và điểm xuất phát của nhiều tàu đánh bắt hải sản xa bờ rất thuận lợi. Ðây cũng là nơi tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ và sơ chế, bảo quản hải sản để cung ứng cho thị trường trong tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

chuyến tàu thắng lợi
Những chuyến tàu thắng lợi về câu cá ngừ đại dương cập cầu cảng Đề Gi bán sản phẩm.

1.

Dạo một vòng trên cảng biển với diện mạo mới, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự khấp khởi, vui mừng của người dân vùng biển. Tiếng cười nói giòn tan dung dị của những ngư dân, mùi tanh nồng đậm vị biển đang hòa quyện vào không khí chuẩn bị đón xuân. Trong âu thuyền Đạm Thủy, những con tàu còn tươi mới màu sơn, chiếc nào cũng cắm cờ Tổ quốc. Tiếng người mua, người bán, tiếng mặc cả giá hàng xôn xao; tiếng ầm ầm của máy xay đá, tiếng xe đông lạnh ra vào cảng. La liệt trên cảng cá là những khuôn cá với đủ màu sắc, đủ loại: Cá đỏ, cá lồ ồ, cá dưa gang, cá nục, cá thu, cá bò gù, mực, tôm... Tất cả đã tạo nên một hiện tại no đủ, một tương lai phát triển của những người bám biển giữ nghề ở nơi đây.

“Năm nay, thời tiết thuận lợi nên thời gian đánh bắt khá dài, nhờ vậy mà cuộc sống ngư dân năm nay khấm khá hơn nhiều, nên ăn Tết sẽ to hơn đấy! Và biết đâu, nếu được mùa thì nhiều tàu sẽ đón Tết ngoài biển luôn đó”

Ngư dân NGUYỄN ÐỨC LẠI, chủ tàu BÐ 30408 - TS, 31 tuổi, ở thôn An Quang Ðông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát

Ông Lương Ngọc Anh, Phó Chủ tịch Thường trực huyện Phù Cát, bộc bạch: “Được sự quan tâm của UBND tỉnh, cảng Đề Gi đã được đầu tư sửa chữa khang trang, thông thoáng. Hiện tại, đây là một trong những cảng cá có cơ sở hạ tầng tốt của tỉnh. Qua đó, đáp ứng yêu cầu về tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền của ngư dân ở địa phương và các vùng lân cận; giúp ngư dân an tâm bám biển, bám ngư trường, giữ vững chủ quyền biển đảo nước ta”.

Chứng kiến hình ảnh tàu cá nối đuôi ra vào cảng cá Đề Gi, ông Trần Văn Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhận xét: “Mỗi ngày, cảng cá Đề Gi đón khoảng 100 - 120 lượt tàu cập cảng, tăng gấp nhiều lần so với mấy năm trước. Đây là con số đáng mơ ước với bất cứ cảng cá nào ở miền Trung”.

2.

Vừa về đến bến sau chuyến biển, ngư dân Nguyễn Đức Lại, chủ tàu BĐ 30408 - TS, 31 tuổi, thôn An Quang Đông (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), vui mừng cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi nên thời gian đánh bắt khá dài, nhờ vậy mà cuộc sống ngư dân năm nay khấm khá hơn nhiều, nên ăn Tết sẽ to hơn đấy! Và biết đâu, nếu được mùa cá thì nhiều tàu sẽ đón Tết ngoài biển luôn đó”.

Còn ngư dân Đặng Hữu Giang, thôn An Quang Tây (xã Cát Khánh), phấn chấn kể, năm nay, đôi tàu của anh có doanh thu gần 2 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi gần 1 tỉ đồng. “Mùa biển vừa rồi rất khẳm, chuyến nào cũng trúng. Hy vọng mùa biển mới, thời tiết thuận lợi như năm qua để bà con hăng hái ra khơi xa” - anh Giang mong ước.

Không khí Tết đã đến rất gần ở Cảng cá Đề Gi, nhưng mọi người vẫn chưa muốn nghỉ ngơi. Trên bờ người lấy tổn, kẻ vá lưới, các thợ thuyền gia cố lại phương tiện, chuẩn bị mọi điều kiện cho những chuyến biển cuối cùng của năm cũ; bởi những ngày qua thuyền cập bến thường “cá nặng đầy khoang”.

Trong khuôn khổ của Dự án CRSD do Ngân hàng Thế giới tài trợ, năm 2014 và 2015 tỉnh ta đã đầu tư 46 tỉ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Ðề Gi. Theo đó, mỗi năm cảng cá này có năng lực tiếp nhận 12.000 tấn hải sản và hơn 10.000 tấn hàng hóa khác, bảo đảm cho trên 1.000 tàu thuyền ra vào tránh, trú bão an toàn trong đầm Ðạm Thủy.

Báo Bình Định,04/02/2016
Đăng ngày 08/02/2016
Trọng Lợi
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 10:17 19/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 10:17 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 10:17 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 10:17 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 10:17 19/05/2024